slider_con_news

Tại sao bị say cà phê? Cách chữa say cà phê?

 Rangxaycaphe.com.vn  - Có thể bạn tự tin là đã từng uống cà phê rất nhiều lần, nhưng đã bao giờ bạn từng trải qua cảm giác say cà phê chưa? 

 

Biểu hiện của say cà phê

  Những biểu hiện say cà phê có thể bắt gặp khi bạn uống cà phê đậm đặc khi đang đói. Cơ thể sẽ có cảm giác choáng váng, nôn nao, người nóng, tim đập nhanh, mặt có cảm giác đỏ và nóng, những tiếng động xung quanh vang hơn bình thường, hành động cũng chậm chạp hơn. 

  Nhiều người cho biết, say cà phê còn mệt hơn say rượu bởi cảm giác say kéo dài, sau giấc ngủ sâu cảm giác tỉnh t áo cũng chưa thể trở lại ngay.

 

Nguyên nhân gây say cà phê

  Thành phần chính gây tác động kích thích của cà phê chính là cafein. Khoa học đã chứng minh cafein làm cho tuyến thượng thận giải phóng epinephrine (adrenaline) và norepinephrine (noradrenaline) – những hormone kích thích hoạt động của tế bào, đánh tan các cơn buồn ngủ và mệt mỏi, các phản ứng trong cơ thể được tăng tốc, sự tập trung được cải thiện. 

  Ngoài ra, cafein cũng giúp cải thiện tiêu hóa, lợi tiểu và có khả năng tăng cường các phản ứng loại bỏ cơn đau trong cơ thể. Với liều lượng thích hợp, cafein có tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu lạm dụng, hoặc sử dụng cà phê quá đặc (quá lượng) vào thời điểm không thích hợp (uống lúc đói) sẽ dễ gây triệu chứng say cà phê.

 

  Hậu quả là tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất ra nội tiết tố, kích thích tim đập nhanh, mạnh hơn, huyết áp vì thế mà tăng cao hơn, dẫn đến các triệu chứng căng thẳng thần kinh, đứng ngồi không yên, bồn chồn lo lắng, ù tai, chân tay run rẩy, thiếu tự chủ. Bên cạnh đó, cafein còn có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị, lúc bụng đói sẽ gây tổn tương niêm mạc dạ dày khiến bạn bị say cà phê hoặc tạo cảm giác cồn cào ruột gan. Vì thế bạn nên biết qua cách chữa say cà phê dưới đây phòng khi cần.

 

Cách chữa say cà phê

  Khi gặp phải triệu chứng say cà phê, bạn nên uống nhiều nước lọc. Chất cafein ngấm vào máu rất nhanh nhưng lại dễ hòa tan trong nước và bài tiết qua nước tiểu. Vì thế, uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng cũng như bài tiết nhanh chất này, là cách chữa say cà phê nhanh nhất.. Một cách khác để ngừa say cà phê là uống nhiều nước trong khi uống cà phê sẽ giúp lượng cafein không ngấm đột ngột vào cơ thể, làm giảm nguy cơ bị say khi sốc cafein.

 

Một vài lưu ý khác phòng ngừa say cà phê 

  Ngoài ra, để đam mê cà phê của bạn không bị ảnh hưởng bởi những triệu chứng say cà phê và mệt mỏi, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  Uống lượng vừa phải, vào buổi sáng: lượng này phụ thuộc vào từng người. Có người bị kích thích cho dù chỉ dùng cafein với một lượng nhỏ. Còn những người thường xuyên sử dụng cà phê như bạn thì cơ thể sẽ thích nghi với sự có mặt của một lượng cafein lớn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống 1 ly cà phê vào buổi sáng, nên uống sau khi đã ăn sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái. Tránh uống cà phê vào ban đêm vì cafein có tác dụng kích thích và lợi tiểu nhẹ gây mất ngủ.

  Tránh uống cà phê đồng thời với dược phẩm, nên đảm bảo cách thời điểm uống thuốc 2 – 3h vì cafein có thể gây tương tác với một số dược phẩm làm mất tác dụng của thuốc.

  Tránh uống cà phê đồng thời với rượu vì như vậy sẽ làm cho đại não hưng phấn quá độ, tiếp đó là thần kinh bị ức chế, kích thích sự giãn nở của huyết quản, tăng nhanh sự tuần hoàn máu, dẫn đến tăng gánh nặng cho tim, làm tổn thương sức khoẻ. Sự tổn thương này thậm chí còn vượt quá rất nhiều lần so với việc uống rượu đơn thuần.

  Các đối tượng hạn chế sử dụng cà phê: người có tiền sử bệnh dạ dày, người bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, động mạch vành...), phụ nữ mang thai và cho con bú.

 

Đọc thêm: Phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê bắp đậu nành.

Đọc thêm: Mua cà phê bột nguyên chất tự pha an toàn cho sức khỏe

 

GỌI NGAY - 0909.555.948

CUNG CẤP CÀ PHÊ HẠT RANG XAY CHẤT LƯỢNG CAO

Buôn Mê Coffee35/4A Ao Đôi, Q.Bình Tân, TP.HCM